TIỀM NĂNG THẾ MẠNH

Là thị xã trực thuộc tỉnh, có quốc lộ, tỉnh lộ nối với trung tâm các huyện trong vùng và một số tỉnh lân cận, Nghĩa Lộ có điều kiện để trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái. Có thể khái quát một số điều kiện và tiềm năng kinh tế của thị xã trên một số lĩnh vực sau:

Về nông – lâm nghiệp. Được thiên nhiên ưu đãi, thị xã gần như nằm trọn trong vùng lòng chảo Mường Lò, có cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong tổng số 2069, 9ha nhóm đất nông nghiệp của thị xã có tới 1.297ha đất sản xuất nông nghiệp (trong đó sản xuất 2 vụ lúa là 732,2 ha, đất trông cây lâu năm là 277,28ha...); đất lâm nghiệp 725,65 ha. Ngoài 2 vụ lúa, hằng năm diện tích đất sản xuất vụ đông chiếm tới 80% diện tích, năng suất lúa 2 vụ bình quân đạt 120 tạ/ha, là địa phương có năng suất lúa cao nhất tỉnh.

Trong sản xuất nông nghiệp, thị xã đã tích cực chuyển đổi cơ mấu mùa vụ, giống cây trồng, đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vì vậy năng suất một số loại cây trồng nhất là cây lúa tăng nhiều so với những năm trước đây. Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác đã tăng nhanh, đạt 38 triệu đồng/ha năm 2005.

Trong chăn nuôi, toàn thị xã có tổng đàn lợn là 10.907 con, tổng đàn trâu là 2334 con, đàn bò 205 con. So với các địa phương khác trong tỉnh, việc phát triển chăn nuôi gia súc, đại gia súc của thị xã còn hạn chế. Chăn nuôi gia cầm trước đây khá phát triển nhưng một số năm gần đây có chiều hướng  giảm do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm.

Sản xuất lâm nghiệp của thị xã quy mô nhỏ, chủ yếu ở 2 xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc và phường Pú Chạng. Trong 725, 65 ha đất lâm nghiệp có 648ha rừng sản xuất, diện tích rừng tự nhiên còn lại không đáng kể.

Về tiểu thủ công nghiệp. Các ngành nghề thủ công truyền thống của thị xã tiêu biểu là dệt vải thổ cẩm, chế biến gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm tiếp tục được duy trì. Bên cạnh đó, các nghành cơ khí sửa chữa, cơ khí xây dựng, sản xuất vật liệt xây dựng, sản xuất nước sạch....cũng đã từng bước có sự phát triển.

Dệt thổ cẩm với các sản phẩm đa dạng như vải, chăn, quần áo, túi, khăn và các loại đệm bông lau, bông gạo, đệm ghế, đối.... trước đây chỉ phục vụ cho sinh hoạt của cá nhân và gia đình nay đã trở thành hàng hóa. Chế biễn gỗ mỹ thuật cũng là một trong những ngành nghề mới được hình thành. Các ngành nghề may mặc, xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm có bước phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của thị xã và khu vực lân cận. Tuy nhiên, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Nghĩa Lộ quy mô, giá trị sản xuất còn nhỏ bé, chưa có thị trường ổn định, chưa tạo được một thương hiệu riêng cho sản phẩm của địa phương.

Về thương mại – dịch vụ, du lịch. Đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thị xã, có nhiều tiềm năng phát triển. Với vị trí là trung tâm giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa của khu vực, các của hàng, cửa hiệu và chợ đã hình thành trên một hệ thống thương mại khá sôi động ở địa phương. Từ lâu, miền đất này đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa tương đối sầm uất trong tỉnh và các khu vực lân cận. Thời kỳ thực dân Pháp cai trị năm 1935, chợ Nghĩa Lộ đã được xây dựng trở thành chợ lớn thứ hai của tỉnh Yên Bái. Sau khi thị xã được tái lập, chợ Mường Lò đã được quy hoạch, đầu tư, xây dựng lại trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Yên Bái. Hàng hóa ở đây khá phong phú, đa dạng. Bên cạnh những sản phẩm công nghiệp hiện đại còn có rất nhiều nông sản, sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân và trao đổi thương mại. Có thể gọi chợ Mường Lò là chợ đầu mối vì đây phần nào đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa trong vùng và các khu vực lân cận.

Hoạt động dịch vụ của thị xã cũng tương đối đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bưu chính viễn thông, vận tải, tính dụng...Dịch vụ du lịch có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển. Dịch vụ ý tế, văn hóa, giáo dục bước đầu được mở rộng trong những năm gần đây.

Về giao thông – vận tải: Nằm bên quốc lộ 32, tuyến quốc lộ quan trọng và độc đạo đi vào miền Tây Bắc của tổ quốc, thị xã Nghĩa Lộ có một hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợn. Từ Nghĩa Lộ có thể đi các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, thành phố Yên Bái và các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, thủ đô Hà Nội bằng ô tô trong ngày dễ dàng.

Mạng lưới giao thông nội thị đang từng bước được hoàn chỉnh với hệ thống đèn chiếu sáng, hành lang, cống thoát nước, cây xanh....đã góp phần hình thành kết cấu hạ tầng của một đô thị văn minh. Bến xe khách của thị xã đã mở nhiều tuyến liên huyện, liên tỉnh tạo điều kiện cho việc luân chuyển hành khách, hàng hóa trong tỉnh và khu vực một cách thuận tiện.

Thông tin liên lạc: Là thị xã trực thuộc tỉnh, thông tin liệc lạc của Nghĩa Lộ đã kịp với trình độ chung của tỉnh và khu vực. Tại đây có thể liên lạc trong nước, quốc tế bằng điện thoại, fax, Internet nhanh chóng, thuận lợi. Các mạng điện thoại di động lớn như Vinaphone, Mobiphone, Viettel được phủ sóng chất lượng tốt. Năm 2005 số thuê bao cố định và di động tăng nhiều so với những năm trước đây. Điện tại tỷ lệ sử dụng máy điện thoại cố định đạt bình quân 11 máy/100 dân.

Văn hóa – xã hội: Cùng với sự phát triển kinh tế, các mặt văn hóa – xã hội ở thị xã Nghĩa Lộ được tăng cường, đầu tư quan tâm, chăm lo nên đạt trình độ phát triển khá cao. Thị xã là một trong những địa phương đi đầu (chỉ sau thành phố Yên Bái) về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống điện, đường trạm. 100% xã, phường của thị xã có điện lưới quốc gia; đường ô tô thuận tiện; có hệ thống trường học và trạm y tế kiên cố; có báo đọc trong ngày....Đài truyền thanh, truyền hình thị xã tổ chức chương trình phát thanh và tiếp phát sóng Đài truyền hình – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình tỉnh bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu nghe nhìn của người dân.

Hệ thống giáo dục trên địa bàn thị xã gồm 27 trường trong đó có 8 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ sở và phổ thông cơ sở, 2 trường trung học phổ thông (1 trường bán công), 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Ngoài ra, còn có trung tâm dạy nghề và trường trung học sư phạm của tỉnh đóng trên địa bàn.

Hệ thống cơ sở y tế của địa phương khá hoàn thiện. Trên địa bàn thị xã có 1 bệnh viện hạng II tuyến 4 của tỉnh (bệnh viên đa khoa khu vực) với quy mô 150 giường, 1 trung tâm y tế dự phòng, 7 trạm y tế xã, phường với 30 giường bệnh. Trung tâm y tế và các trạm y tế xã phường đã hoàn thành tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng đảm bảo duy trì công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc.

Với các chương trình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo bước đầu có hiệu quả, những năm qua, đặc biệt từ khi thị xã được tái lập, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn thị xã đã được cải thiện rõ rệt, họ khá, hộ giàu tăng nhanh, song tỷ lệ hộ nghèo cũng còn khá cao. (Năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn chiếm đến 31,7%).

Là trung tâm khu vực miền Tây của tỉnh, mức hưởng thị văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ là khá cao. Thị xã có 1 trung tâm văn hóa, thư viện, sân vận động, nhà luyện tập, thi đấu thể thao, rạp chiếu phim biểu diễn nghệ thuật ngoài trời, khu di tích lịch sử văn hóa Căng  - Đồn Nghĩa Lộ, Bảo tàng Yên Bái – Chi nhánh Nghĩa Lộ, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều thôn bản, tổ dân phố đã có nhà văn hóa; 3/7 xã, phường đã tổ chức ra mắt xây dựng đơn vị văn hóa.